Cách mạng Công nghiệp 4.0: Chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?

12 minute read

Published:

Tôi hình dung ra những sự kiện mà loài người sẽ trải qua trong tương lai, khi mà AI bắt đầu trở thành 1 phần không thể thiếu trong mọi khía cạnh của đời sống. Tôi chỉ dịch lại những thứ đã xảy ra sau cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất với bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ 4. À mà, tôi cũng ko chắc chắn lắm về những kiến thức của tôi về cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đâu. Nếu tôi nói sai thì xin được thứ lỗi ạ :/

Trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, máy móc được phát minh, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp. Người dân bị cưỡng chế rời khỏi ruộng vườn bởi vì tư bản gom đất hoặc phá hoại việc làm ăn của người dân, buộc họ phải vào làm và bị bóc lột trong nhà máy. Trở lại hiện tại, chúng ta đang ở trong thời kỳ mà nhiều mô hình AI được tạo ra, với mức chuyên biệt hóa khá cao i.e mỗi mô hình sẽ giải quyết một công việc chuyên biệt. Rất nhiều công việc đã được đảm nhận bởi AI, khiến cho nhiều người mất việc làm (như cái cách mà người dân ở cuộc CMCN thứ nhất bị đẩy ra khỏi ruộng đồng). Vậy tiếp theo là gì? Cái gì tương đương với việc người dân phải vào làm ở nhà máy? Tôi nghĩ đó là những công việc mới, rằng con người sẽ giúp “xử lý nguyên liệu đầu vào” cho AI, cụ thể là annotate data. Data đối với AI cũng giống như nhiên liệu đối với động cơ, rất quan trọng. Vậy nên, với sự phát triển của AI, nhu cầu về data sẽ rất lớn. Mặt khác, do data có tính nhân bản (làm 1 dùng mãi mãi), chứ ko chỉ như xử lý nguyên liệu thô như trong công nghiệp, thế nên loại data sẽ cần trong tương lai là domain expert chứ ko chỉ là những data chung chung. Như vậy, con người sẽ được đào tạo sâu hơn, hiểu biết hơn để tạo ra domain expert data. Tất cả sẽ được đẩy ra rìa của biểu đồ phân phối ngành nghề theo lượng kiến thức chuyên ngành cần dùng. Đó là mô tả về nhũng công việc mới. Thế còn việc người dân sẽ rơi vào cảnh nô lệ thì sao? Hmm, với sự tiến bộ của văn minh nhân loại, thì tôi nghĩ dạng nô lệ mới trong kỷ nguyên AI (cái mà tôi nghĩ sẽ là data annotator) sẽ chỉ cùng lắm là khắc nghiệt như thời nay, chứ ko thể khắc nghiệt được như ở thế kỷ 17, 18 được.

Tiếp theo, việc thay đổi về cơ cấu kinh tế đó sẽ làm khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng lớn. Những người làm chủ các công ty AI sẽ có quyền hành rất lớn trong xã hội (hiện tại thì viễn cảnh đó đã nhen nhóm xuất hiện, khi người ta gọi CEO của OpenAI là người quyền lực nhất thế giới). Nhiều người dân, do bị mất việc làm, sẽ ko có lựa chọn nào khác ngoài việc đi annotate data, dẫn đến giá nhân công rẻ mạt, công sức bị bóc lột. Trong trường hợp xấu như vừa kể, thì sớm muộn gì cũng sẽ có cách mạng. Đương nhiên, nếu nhà nước quan tâm đến an sinh xã hội, làm giảm sự bành trướng của các thế lực AI, thì người dân sẽ bớt khổ hơn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nó sẽ ko thể tránh khỏi viễn cảnh của CMCN thứ nhất, tức là các thế lực AI sẽ lên cầm quyền (giống như thế lực tư bản ngày xưa cũng dần dần chiếm hết quyền hành trong một quốc gia), đẩy người dân vào cảnh bị bóc lột. Rồi sẽ lại có xung đột, chiến tranh, cách mạng để thiết lập lại chính trị xã hội trên toàn thế giới.

Về những khía cạnh khác thì, hmm, để nghĩ thử xem nào, do sự bóc lột và tính cạnh tranh công việc ngày càng cao (trong khi đó xã hội chưa được tổ chức lại), cộng thêm với chiến tranh xung đột, nên tôi nghĩ dân số loài người sẽ giảm. Sau khi xã hội ổn định trở lại (tức là sau các cuộc cách mạng), có thể sẽ có những thế chế chính trị mới để phù hợp với bối cảnh xã hội khi mà AI là một phần rất quan trọng và ko thể tách rời, và khi đó loài người sẽ sinh sôi trở lại, có lẽ là còn đạt mốc dân số cao hơn bây giờ rất nhiều. Lúc đó con người có thể cũng đã thuần thục việc thuộc địa hóa những hành tinh trong hệ mặt trời, và loài người sẽ phân bố rải rác trong hệ mặt trời.

Tóm tắt lại timeline một chút, thì diễn biến trong cuộc CMCN thứ 4 mà tôi tưởng tưởng ra sẽ như sau: 1. Đào thải nhân lực, AI thay thế con người -> 2. Nô lệ hóa, biến con người thành data annotator -> 3. Chiến tranh/Cách mạng -> 4. Ổn định lại an sinh xã hội với thể chế chính trị mới -> 5. Tăng dân số, đổi mới, bành trướng ra hệ mặt trời -> 6. Cách mạng công nghiệp lần thứ 5 :))

Nhưng mà, có một câu hỏi: “Liệu loài người có bị diệt chủng (bởi AI) hay không?”. Tôi nghĩ là nếu chúng ta dùng một cách cẩn thận (chính xác là đừng lười và bất cẩn), thì AI sẽ ko thể nào làm diệt chủng chúng ta được. Giống như kiểu nếu ai đó ko cần thận, nhỡ phóng một quả tên lửa hạt nhân sai chỗ, thì loài người cũng đi gặp tổ tiên cùng nhau luôn, khỏi cần AI ra tay. AI thì nguy hiểm theo cách riêng của nó, rằng nó có thể sẽ thông minh như một cộng đồng loài người (vâng, cộng đồng loài người chứ ko chỉ 1 người đâu). Tuy nhiên, nếu chúng ta cô lập nó, ko cho nó năng lượng để duy trì hoạt động, ko cho nó có “tay chân” thì chăc nó sẽ ko thể hủy diệt loài người được đâu. Nói thế có nghĩa là sao? Có nghĩa là ngược lại, nếu chúng ta để AI thay con người làm đủ nhiều công việc mà những kỹ năng từ những công việc đó giúp AI có thể tự duy trì và phát triển, ví dụ như vận hành một nhà máy điện, điều khiển một đội quân để bảo vệ nhà máy điện đó, và điều khiển được một dây chuyền sản xuất ra đội quân đó cũng như dây chuyền khai thác những khoáng sản cần thiết, thì lúc đó AI sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể tự xây dựng quân đội và đánh chiếm cả thế giới. Thế nên, đừng để AI biết quá nhiều. Đừng train AI trên những task quan trọng và đừng để nó có quá nhiều công cụ hỗ trợ. Nếu ko thì nó sẽ làm khuynh đảo cả thế giới đó :)) Cơ mà biết đâu được, nếu có chính phủ giời ơi đất hỡi nào đó đủ lười biếng để bắt AI làm tất cả các công việc, thì tình hình lúc đó cũng căng lắm đó. Cỡ 18cm dây dàn lúc sắp đứt :))

Leave a Comment