Lúc làm việc căng thẳng thì không ốm, vừa về nhà chơi mấy hôm thì lại ốm. Tại sao?

1 minute read

Published:

Vâng, tôi - một nghiên cứu sinh đẹp trai, hát hay, chơi cầu lông ổn ngành NLP - sẽ giải thích vấn đề này dưới lăng kính của Data Science.

Thực ra cũng đơn giản dễ hiểu thôi, vấn đề xuất phát từ data distribution (mà data ở đây là environmental condition). Đối với mỗi người, đặc biệt là nghiên cứu sinh, chuyện phải căng thẳng để làm nghiên cứu là điều bình thường, ấy là ko muốn nói đấy là điều hàng ngày. Thế nên, cơ thể của mn đều quen với environmental condition đó rồi, nên cơ thể chẳng có vấn đề gì cả. Ngược lại, khi ta vừa chuyển từ trạng thái làm việc căng sang trạng thái đi chơi, nếu không cẩn thận thì environmental condition sẽ có sự thay đổi rất lớn, ví dụ: phải đi ra ngoài trời nhiều hơn, tiếp xúc nhiều ánh nắng hơn, khả năng mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn, .. Rất nhiều thứ thay đổi trong thời gian ngắn, vậy nên chuyện cơ thể ko kịp thích ứng với môi trường mới và sinh bệnh là điều bình thường.

Nhân tiện đang nói về việc data distribution, tôi xin phép được đá một tí sang việc tranh luận. Những người giáo điều có vẻ như thích nói những thứ chung chung, vì nó dễ học dễ nói, ít tốn công sức để tìm hiểu. Trong khi đó, những người giỏi thực sự thì họ thường sẽ ko nói cho đến khi được hỏi, vì họ biết rằng sẽ tốn rất nhiều thời gian công sức để tìm hiểu sự việc thì mới bắt đầu tranh luận được. Những luận điểm của họ đều rất cụ thể và tập trung vào sự việc chứ ko lan man và cố tình quy chụp một tình huống tổng quát hơn. Đó, túm lại là làm việc gì cũng cần dữ liệu, càng chi tiết càng tốt. Chỉ có như thế thì bạn mới hiểu và giải quyết được các vấn đề.

Leave a Comment