Nghỉ Tết âm lịch 2023 - Phần 2: Chuẩn bị và đón Tết cùng gia đình
Published:
Series về Tết âm lịch năm 2023 bao gồm 3 phần, mỗi phần sẽ kể những câu chuyện liên quan đến một chủ đề, lần lượt là:
Trước Tết
Do tôi vẫn phải làm việc, tôi không bị bố mẹ giao cho quá nhiều việc nhà. Gần Tết thì tôi có đi chơi họ hàng thân thích (kể cả quê nội của tôi ở Tứ Yên), còn đâu chủ yếu ở nhà để cày project chứ cũng ko đi du xuân hay mua sắm gì cả. Vài ngày trước Têt, tôi được phân công mấy nhiệm vụ rải rác trong các ngày: lau án gian (bàn thờ), lấy thịt đậu lợn, rán nem. Chấm hết.
30 là Tết rồi
Chiều 30 thì tôi mới xong việc. Tôi khoan khoái đi chạy bộ cùng chị gái và ngắm hoàng hôn của chiều cuối năm. Tôi lên tinh thần ăn chơi, rằng tôi đã làm xong việc rồi, quẩy thôi yeah yeah yeah! Tối đó đại gia đình tôi tập trung ở nhà ông bà (nội) để ăn uống. Trước đó là xích mích giữa chú ruột và mẹ tôi, nhưng thôi cho qua. Mọi người ăn uống vui vẻ, cánh đàn ông con trai thì mỗi người một cốc rượu. Ăn uống no say, tôi nảy ra y định rủ mọi người ra nhà tôi hát karaoke. Cũng lâu lắm rồi bộ karaoke nhà tôi chưa được hoạt động, nên mở ra để hát hôm nay là quá hợp lý luôn. Tôi rủ mọi người, nhưng cuối cùng chỉ có 2 đứa em họ ra. Thôi thế cũng được, hát giải rượu thôi mà. Gần 10 giờ thì chầu karaoke hết thúc, nhà tôi đi ngủ một lúc để chuẩn bị đón giao thừa.
Còn 15 phút thì sang năm mới. Tôi tỉnh dậy, giúp mẹ tôi sắp xếp mâm cỗ để chuẩn bị cúng giao thừa. Cuối cùng thì khoảnh khắc giao thừa cũng đã tới. Cùng không khí hân hoan chúc mừng năm mới, tiếng pháo hoa nở rộ khắp nơi, tiếng nói chuyện rôm rả của hàng xóm, tôi cũng đi tìm sự bình yên ở khoảnh khắc đó. Bình yên, tự tại, tỉnh thức …
Trong Tết
Sáng mùng 1, gia đình nhà tôi và nhà chú ruột lại ăn tập trung. Sau đó, tôi cùng em họ ra chùa cùng cô út, gặp sư thầy và ngắm cảnh vật xung quanh! Một lúc sau thì gia đình nhà cô hai cũng ra chùa. Mọi người nói chuyện xôm lắm, rồi tôi đề cập đến bức ảnh chụp từ 20 năm trước, lúc bọn tôi còn bé xíu. Thế là mấy đứa bọn tôi nảy ra ý định chụp một bức ảnh là phiên bản 20 năm sau của ảnh kia :D Mọi người nhanh chóng vào vị trí, nhờ cô út là phó nháy. Thành quả mỹ mãn. Hẹn mười năm hoặc hai mươi năm nữa chụp một bức nữa :))
Chiều tôi ngồi chơi bài với hội em họ. Cũng vui, nhưng mà mệt :)) Tối đó tôi cùng mẹ và chị ra chùa dự lễ hoa đăng (cuối cùng thì ko được thả vì ban quản lý đầm ko cho phép). Khi về nhà, tôi được (hoặc phải :/) ngồi trả lời/gửi tin nhắn chúc mừng năm mới 7749 người. Một lần nữa mệt! Nhưng cũng thật vui vì có dịp mình được nhắn tin cho rất nhiều bạn bè anh chị :D
Mùng 2 thì tôi đi chùa Hà với mẹ và chị. Có lẽ tôi đã đi thế này quá nhiều năm nên ko còn mặn mà với những chuyến đi này nữa. Thực sự ko có hứng thú gì cả. Trộm nghĩ lại sau hồi bé mình thích đi đền Hùng thế? À, lúc đó muốn khám phá thế giới nên rất thích đi. Giờ thì lớn rồi, chắc phải khi nào có vợ có con thì mới có động lực để đi tiếp. Đi đâu ko quan trọng, quan trọng là đi với ai :D
Từ chiều mùng hai thì tôi chủ yếu đi chơi với bạn, thế nên chuyện về gia đình chỉ có vậy thôi.
Xung đột lớn trong gia đình ở những ngày Tết
(CHÚ Ý: Bạn đọc cân nhắc trước khi đọc phần này. Nó ko vui tươi như những phần trước)
Người ta nói Tết thì nên kiêng cãi nhau, vì đầu năm đã cãi nhau thì chẳng có gì tốt đẹp cả. Thế mà khu nhà tôi có một nhà cãi nhau liên tục, trước Tết thì sáng nào cũng song ca khiến cho tôi tỉnh giấc. Tưởng rằng trong Tết sẽ được buông tha, thế mà vẫn có một hôm họ cãi nhau vì nạnh tị nhau ko chịu làm cỗ Tết. Họ nói oang oang lên, cả xóm chắc cũng đều nghe được chứ ko chỉ riêng tôi.
Tôi có đôi chút khó chịu về việc này. Nhưng tôi sớm cảm thấy mọi thứ là bình thường khi nghe/nhớ lại câu chuyện của những người sau:
- Bố mẹ tôi: có lần bố hoặc mẹ đã kể, có nhà cãi nhau suốt thì vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long, có nhà thì chẳng thấy một vấn đề gì nhưng đùng một cái thì ly hôn.
- N: nó kể về một câu trả lời của một họa sĩ/diễn giả cho câu hỏi “Lúc Gen Z sinh ra thì mọi thứ đã được làm ra hết rồi, vậy Gen Z cần làm gì?”. Cụ thể là, nghệ thuật là những gì chân thực nhất, là những điều bình dị hàng ngày được ‘ghi lại’ dưới góc nhìn của một người nghệ sĩ, chứ ko cần phải ‘sáng tạo’ ra những thứ đao to búa lớn như những gì Generative AI đang làm được.
- Mẹ của N: khi tôi đến nhà N chơi, mẹ N có đề cập đến triết lý “80/20, rằng 80% những đôi vợ chồng sẽ luôn có những mâu thuẫn trác trở, còn 20% may mắn hơn sẽ êm ấm hơn. Thôi thì cô chú cũng khuyên chị của N để gia đình được vào 20% đấy”
- Tôi: sự thích nghi của mọi người với tình huống
Tổng hợp lại, việc nhà kia cãi nhau thường xuyên và gay gắt thực ra ko nó lên nguy cơ đổ vỡ của gia đình. Theo 1. thì có thể hai người đó vẫn sẽ ở với nhau đến già. Việc 3. họ có nên thay đổi, nhường nhịn nhau để cuộc sống gia đình (có thể) được tốt đẹp hơn, đó là việc của họ, người ngoài hoặc người ko đủ thẩm quyền có nói gì đi nữa thì cũng khó có thể thay đổi được. Ở một góc nhìn khác, có thể họ cũng chẳng cần thay đổi. Có thể đó là 4. ‘văn hóa’ của họ, mà đã là văn hóa thì có khi lại cần gìn giữ và phát triển. Hoặc 2. đó là lẽ tất yếu của cuộc sống, có xấu tốt, chiến tranh hòa bình, vậy việc mâu thuân gay gắt trong gia đình có thể chỉ là lẽ thường tình, là ví dụ để con cháu mai sau tránh rơi vào. Còn nữa, theo thuyết định mệnh, có thể họ sẽ chẳng bao giờ ngừng chuyện mâu thuẫn gay gắt được, vì mức phát triển của họ đến đó là tối đa rồi, họ sẽ chẳng thể phát triển được thêm để giải quyết vấn đề này đâu.
Leave a Comment