Phụ nữ và Đàn ông
Published:
Tôi ko có ý phân biệt đối xử, ko cổ súy cho lối suy nghĩ cổ hủ trọng nam kinh nữ. Tôi viết những điều sau để tôi nhìn nhận sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, nguồn gốc và hệ quả của sự khác biệt đó, một cách trực quan. Đương nhiên, là một người đàn ông, tôi sẽ viết những điều đó theo góc nhìn của đàn ông. Việc có một vài suy nghĩ thiên vị là ko thể tránh khỏi, và tôi sẽ lắng nghe phản hồi để sửa những chỗ chưa được trong bài viết.
Nguồn gốc
Theo thuyết An ninh - Kinh tế - Xã hội mà tôi trình bày ở blog này, do phụ nữ yếu hơn đàn ông về nhánh an ninh (~ sức khỏe) theo một cách tự nhiên, nên phụ nữ có cơ chế để cân bằng trong công cuộc sinh tồn. Phụ nữ phát triển kỹ năng quản lý của cải, chăm lo cho gia đình, trưởng thành hơn về cảm xúc, biết các công cụ cảm xúc như dỗi hờn, thiếu logic, thi thoảng xấu tính, để thao túng tâm lý. Họ ko thể đấu tay đôi một cách sòng phẳng với đàn ông được, nên những công cụ mà phụ nữ có sẽ khác với đàn ông. Và họ cũng cần những kỹ năng đó để cạnh tranh với những người phụ nữ khác.
Hệ quả
Tại sao phụ nữ thường ko chịu áp lực giỏi bằng đàn ông?
Do tiến hóa, phụ nữ ko phải đi săn mồi, ko được rèn luyện sự tập trung như đàn ông. Hệ quả là phụ nữ ko chịu áp lực giỏi, hay có sai số trong những trường hợp như vậy, và cũng hay bị cảm xúc lấn áp. Thế nên, phụ nữ thường cũng ko leo được lên vị trí cao trong sự nghiệp như đàn ông, những vị trí đòi hỏi sự cứng rắn và quyết đoán khi có rất nhiều áp lực từ cổ đông, cấp trên, cấp dưới, etc.
Trong đời sống hàng ngày, phụ nữ cũng hay gặp khó khăn hơn đàn ông khi xử lý những việc phức tạp và đòi hỏi sự tập trung và chính xác cao như lái xe. Ta cũng có thể giải thích theo kiểu khác, đó là bộ não của phụ nữ như một thuật toán AI mang tính xác suất (probabilistic AI algorithm) nhiều hơn đàn ông, thế nên dù họ có học những deterministic rule - những quy định rõ ràng (ví dụ bàn đạp bên phải của ô tô là chân ga) thì họ cũng ko thực hiện được deterministic rule đó tốt như đàn ông (phụ nữ hay bị nhầm chân ga với chân phanh hơn đàn ông). Kiểu như AI bị ảo giác (halluciate) vậy :(
Tại sao có nhiều thời kỳ, nhiều cộng đồng ko cho phụ nữ được bình đẳng như đàn ông?
Tôi ko biết chắc chắn. Những lời sau đây chỉ là những phỏng đoán của tôi. Những lời sau đây cũng hơi tiêu cực về phụ nữ, nhưng tôi đã cố gắng tìm cách diễn đạt tốt nhất rồi.
Theo tự nhiên, phụ nữ trưởng thành về mặt cảm xúc (văn hóa + kinh tế quản lý) sớm hơn đàn ông, và đàn ông trường thành về mặt an ninh và kinh tế sản xuất hơn phụ nữ. Nếu cho phụ nữ bình đẳng như đàn ông, thì do đàn ông sẽ chia sẻ kinh tế với phụ nữ và bảo vệ phụ nữ, họ ko còn ưu thế sinh tồn với phụ nữ nữa.
Hãy nhìn vào đàn ông thế kỷ 21 và phân tích theo 3 khía cạnh của cuộc sống. Họ vừa phải đi làm nuôi gia đình, vừa phải san sẻ việc nhà với phụ nữ, rồi xong cũng ko nói lại được vợ trong những chuyện quan trọng. Về kinh tế, mặc dù phụ nữ cũng đã giúp họ trong câu chuyện kinh tế, nhưng áp lực dù sao vẫn phần nhiều đặt lên đôi vai người chồng. Cứ hỏi tiêu chí chọn chồng của các chị em thì sẽ biết. Ko có sự nghiệp ổn định thì hầu như ko có người phụ nữ nào cảm thấy an toàn để lấy người đàn ông đó cả. Rồi thời đại văn minh, việc chồng đánh vợ được coi là vi phạm pháp luật, thế nên phụ nữ đã được nhà nước đảm bảo về khía cạnh an ninh và giảm sự phụ thuộc vào đàn ông. Còn về văn hóa, đàn ông thế kỷ 21 cũng phải quan tâm chăm sóc gia đình. Phải thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc với vợ con, trong khi phụ nữ thì chưa “tiến hóa kịp” để thông cảm chia sẻ với đàn ông. Nhiều khi cả hai bên đều có những điểm chưa hiểu nhau và dẫn tới một vấn đề trong mối quan hệ, thì phụ nữ thường sẽ có xu hướng sống chết bảo vệ quan điểm của mình và yêu cầu đàn ông thay đổi, hoặc nếu họ có nhận lỗi thì họ sẽ … dỗi người đàn ông @@ “Em sai rồi, anh xin lỗi em đi” cơ mà! Tôi cũng ko biết họ có tự kiểm tra lại lợi thế của mình ở tầm vĩ mô hay không, nhưng tôi thấy phụ nữ hiện đại đòi nhiều quyền hơn đàn ông. Tôi biết/nghĩ/thông cảm, họ ko sống kiểu quân tử như đàn ông (được), vì sống như thế thì họ cũng tự làm mất lợi thế cạnh tranh sinh tồn.
Dù sao thì, chắc cũng vì lý do ấy, nên có nhiều thời kỳ, nhiều cộng đồng ko cho phụ nữ được bình đẳng như đàn ông.
Tại sao các cụ nói “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”?
Thật vậy, việc trong nhà cũng rồi ren và nhiều chuyện khó xử như chuyện quốc gia và thiên hạ. Phụ nữ và đàn ông, đại diện cho các tư tưởng khác nhau, sẽ tạo ra một môi trường phức tạp, nhiều quan điểm ý kiến trái chiều, nhiều hướng giải quyết vấn đề khác nhau. Còn việc trị quốc, ngoài những việc khác biệt quan điểm, cũng có rất nhiều điều nhiều nhương khác. Nào là bè phái, cạnh tranh ko lành mạnh trong nội bộ, rồi lại việc đối ngoại, chống lại các âm mưu từ bên ngoài. Sự vụ ấy vốn được sinh ra vì là con người có cả phần tốt và xấu, kể cả khi trẻ con và lúc đã trưởng thành, để cạnh tranh sinh tồn.
Việc đàn ông chỉ suy nghĩ đơn giản và vận dụng kỹ năng quân sự kinh tế sẽ ko thể giúp họ xử lý những việc trong môi trường phức tạp như vậy. Nếu họ kỳ vọng một chính sách công bằng bình đẳng nhân ái để giải quyết hết vấn đề xã hội, họ sẽ dễ gặp phải đến những cảm xúc tiêu cực, hoặc tệ hơn là mất hết niềm tin vào xã hội, thậm chí quay lại chống phá nó. Cũng giống như trong một gia đình, nếu người đàn ông ko hiểu được tâm tính của mọi người để mà tề gia, thì họ có thể sẽ có những mâu thuẫn với chính những thành việc trong gia đình.
Ngược lại, nếu họ có thể hiểu được tâm tính của mọi người để mà tề gia, họ có thể dùng kỹ năng đó để giải quyết công chuyện liên quan đến nhiều người hơn. Đủ năng lực để giải quyết chuyện nhà một cách êm ấm (tề gia) là bước đệm để có năng lực để trị quốc và bình thiên hạ.
Leave a Comment